Thiết bị NFC có thể truyền một gói thông tin tới thiết bị NFC qua sóng radio, và đây cũng chính là cách hoạt động của Bluetooth. Vậy tại sao lại dùng NFC mà không dùng Bluetooth?
Thiết bị NFC có thể truyền một gói thông tin tới thiết bị NFC qua sóng radio, và đây cũng chính là cách hoạt động của Bluetooth. Vậy tại sao lại dùng NFC mà không dùng Bluetooth?
NFC cần một khoảng cách rất nhỏ, trong khi đó Bluetooth có thể truyền thông tin ở khoảng cách xa hơn nhiều, lên tới hàng chục mét. Bluetooth cũng có thể truyền khối lượng thông tin lớn hơn, lên tới MB thay vì kB như NFC. Tuy vậy, điểm mạnh của NFC nằm ở chỗ các thiết bị NFC có thể phân chia thành loại chủ động và bị động, trong khi đó với Bluetooth thì cả hai đều phải là chủ động.
Không cần năng lượng
Điểm mạnh chính của NFC là thiết bị bị động không cần nguồn năng lượng, điều này giúp thu nhỏ kích thước của thẻ NFC, tiện cho việc di chuyển. Nếu như thẻ ra vào của bạn sử dụng công nghệ Bluetooth, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải "sạc" hay thay pin cho thẻ thường xuyên, và điều này gây nên rất nhiều bất tiện.
Thay vào đó, việc sử dụng thẻ NFC sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Đầu đọc được gắn trên cửa sẽ có sẵn năng lượng, và thẻ NFC chỉ cần nhận năng lượng từ đó để có thể hoạt động.
Tốc độ truyền dữ liệu
Với việc các thiết bị NFC cần phải đặt gần nhau mới có thể hoạt động, tốc độ kết nối và truyền dữ liệu cũng sẽ được xử lý nhanh hơn. Gói dữ liệu NFC cũng nhỏ hơn Bluetooth rất nhiều, nhưng như vậy là đủ cho hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả.
Với tất cả những ứng dụng phổ biến như quản lý ra vào hay thanh toán không dây, dữ liệu được truyền đi đơn giản chỉ là một dãy ký tự, và thông tin này không cần quá nhiều dung lượng. Điều này dẫn tới đầu đọc NFC cũng cần ít năng lượng hơn, do chỉ phải truyền gói dữ liệu nhỏ, ở khoảng cách ngắn. Với đầu đọc gắn trực tiếp với nguồn cố định, điều này không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, với thiết bị sử dụng pin, đây có thể là khác biệt giữa một tháng thay pin một lần và một năm thay pin một lần.